Câu bị động là một phần kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh quan trọng và cũng rất thú vị, có nhiều ứng dụng trong thực tế sử dụng.
Khái niệm Câu bị động (Passive Voice)
Câu bị động là loại câu được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh vào chủ ngữ (người hoặc con vật) phải chịu ảnh hưởng hoặc tác động từ một sự việc khác hoặc nhấn mạnh vào bản thân hành động mà chủ thể thực hiện hay tác nhân gây ra hành động không quá quan trọng.
Câu chủ động (Active Voice) | Câu bị động (Passive Voice) |
Chủ ngữ là người/ vật thực hiện hành động (ai làm gì)
Ví dụ: I sent the emails for him 2 days ago. |
Chủ ngữ là người/ vật chịu sự tác động của hành động (ai bị/ được làm gì)
Ví dụ: The emails were sent for him 2 days ago. |
Điều kiện để một câu chủ động có thể biến đổi sang câu bị động là động từ trong câu chủ động phải là Ngoại động từ (Transitive Verb)
*Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người hoặc vật, nó luôn được theo sau bởi một Tân ngữ. Nếu thiếu Tân ngữ, câu sẽ không hoàn chỉnh.
Ví dụ: I bought a load of bread. (Ngoại động từ “buy” ở thì quá khứ)
*Nội động từ diễn tả hành động dừng lại với người nói hay người thực hiện nó. Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có tân ngữ thì phải có giới từ đi trước; tân ngữ này được gọi là tân ngữ của giới từ (prepositional object), không phải là tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ: We have arrived
Cấu trúc câu bị động
S + tobe + V3/ed + (by somebody/something) + … |
- S: Chủ ngữ trong câu, đối tượng bị tác động bởi một đối tượng khác
- tobe: Động từ tobe chia theo thì của câu chủ động
- somebody/something: chủ thể gây tác động
Cách chuyển câu bị động sang câu bị động
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động (tân ngữ đứng sau động từ chính của câu).
Bước 2: Lấy tân ngữ của câu chủ động xuống làm chủ ngữ của câu bị động.
Bước 3: Động từ ở câu bị động chia giống thì với động từ ở câu chủ động, theo công thức (tobe + V3/ed).
Bước 4: Đặt “by” trước chủ ngữ của câu chủ động rồi đặt chúng xuống cuối câu bị động hoặc trước trạng từ thời gian.
Lưu ý:
- Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: people, everyone, someone, anyone, no one, … thì được bỏ đi trong câu bị động.
- Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: I, you, we, they, he, she thì có thể bỏ đi trong câu bị động nếu ta không muốn đề cập tới chủ thể gây ra hành động.
- Nếu chủ ngữ của câu chủ động là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng “by”, nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng “with”.
Ví dụ:
- The hunter shot the bird with a gun.
→ The bird was shot by the hunter
→ The bird was shot with a gun
- Someone has stolen the wallet.
→ The wallet has been stolen.
Công thức chuyển thì sang thể bị động
Một số lưu ý với Câu bị động
- Động từ trong câu bị động là Nội động từ sẽ không được chuyển được thành câu bị động.
- Khi chủ ngữ trong một câu nào đó chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không chuyển thành câu bị động. (Ví dụ: Canada takes charge.)
- Khi chuyển đổi câu sang thể bị động, thì được sử dụng trong câu phải giống với thì ở câu chủ động.
- Khi chuyển từ dạng chủ động sang bị động, người hoặc vật trực tiếp làm ra hành động thì dùng by, gián tiếp làm ra hành động thì dùng with.
- Nếu câu chủ động được bắt đầu với chủ ngữ là people, they, everyone, someone, anyone, bạn có thể chuyển thành câu bị động rút gọn những chủ ngữ này.
- Nếu câu có hai tân ngữ, hãy chọn một tân ngữ bạn muốn nhấn mạnh và đặt làm chủ ngữ. Thông thường, ta thường chọn tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Câu bị động (Passive Voice). Để có thể áp dụng hiệu quả công thức Passive Voice vào bài thi IELTS, đừng quên luyện tập thường xuyên nhé!