Ôn thi ielts reading bằng phương pháp mind mapping

Phương pháp lập bản đồ tư duy từ lâu đã được chứng minh có hiệu quả trong việc học ngôn ngữ, đặc biệt đối với đối tượng người học có tư duy phân tích. Phương pháp này giúp người học liên kết hiệu quả các phần kiến thức, từ đó xây dựng được hệ thống kiến thức logic giúp việc lưu trữ và ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn. Người học có thể ứng dụng phương pháp này trong IELTS Reading, đặc biệt đối với các dạng bài yêu cầu tính khái quát và liên kết thông tin cao như dạng bài nối tiêu đề, nối thông tin,…Vậy trong bài viết này, hãy cùng Envis School tìm hiểu về phương pháp mind mapping trong việc ôn thi IELTS Reading nhé!

Ôn thi ielts reading bằng phương pháp mind mapping

Khái niệm bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ kiến thức một cách trực quan giúp giải phóng tiềm năng của bộ não khi kết hợp các dạng thể hiện của kiến thức bao gồm: sử dụng từ ngữ, hình ảnh, con số, màu sắc… (Yanti et al., 2023).Tính liên kết giữa các yếu tố trong bản đồ tư duy giúp mô tả cấu trúc chung của một chủ đề và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố cụ thể trong đó, qua đó thúc đẩy người học liên hệ các khái niệm và tìm ra những kết nối mà các cách ghi chép thông thường khó có thể làm được.

Với những đặc điểm nêu trên, có thể kết luận rằng bản đồ tư duy là một kỹ thuật lưu trữ kiến thức phù hợp với đối tượng người học có tư duy phân tích, đặc biệt trong việc liên kết các thành phần nhỏ của một khối kiến thức có liên quan.

Theo Buzan (2005), có 8 bước xây dựng bản đồ tư duy như sau:

  1. Lấy một mảnh giấy trắng và gấp đôi lại.
  2. Bắt đầu bằng cách vẽ một bức tranh màu ở giữa trang và sau đó viết từ khóa bằng chữ in hoa.
  3. Chọn màu và tạo chủ đề chính của bản đồ tư duy trên các nhánh rộng tỏa ra từ hình ảnh chính.
  4. Thêm nhiều nhánh hơn để tạo thêm các chủ đề phụ.
  5. Tạo các nhánh dày với đa dạng màu sắc trên bản đồ.
  6. Dùng chữ in hoa để viết các khái niệm cơ bản hoặc nội dung cốt lõi.
  7. Thêm hình ảnh vào từng nhánh chính để tượng trưng cho từng chủ đề quan trọng và sử dụng hình ảnh để biểu thị từng thuật ngữ chính trên bản đồ.
  8. Sáng tạo tối đa trên bản đồ tư duy.

Có nhiều hình thức thể hiện bản đồ tư duy (chẳng hạn như bản đồ cây – tree map, bản đồ luồng – flow map,…), người học có thể lựa chọn tùy vào nhu cầu lưu trữ kiến thức hoặc mong muốn sáng tạo của cá nhân. Ngoài ra, người học có thể sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử để hỗ trợ cho quá trình lập bản đồ tư duy.

Hướng dẫn lập bản đồ tư duy trong IELTS Reading dành cho người có tư duy phân tích

Trong IELTS Reading, việc ứng dụng bản đồ tư duy được xem là một phương pháp hữu ích giúp người học nắm được nội dung bài đọc toàn diện, đồng thời có thể nhận diện mối liên kết giữa các thông tin nhỏ được cung cấp trong bài đọc. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng với các dạng bài yêu cầu mức độ hiểu thông tin mang tính khái quát cao, cần sử dụng đến kỹ năng Skimming hay đọc lướt nhanh và hiểu các ý chính của đoạn đọc. Các dạng bài nêu trên bao gồm:

  • Dạng bài Matching Information – Nối tiêu đề đoạn văn;
  • Dạng bài Matching Information – Nối thông tin;
  • Dạng bài Matching Features – Nối đặc điểm;
  • Dạng bài Matching Ending – Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh.

Người học cũng cần lưu ý, việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ phù hợp hơn trong quá trình lưu trữ và ôn tập kiến thức rút ra từ các bài đọc thay vì sử dụng trực tiếp trong quá trình làm bài do giới hạn về thời gian và điều kiện để thực hiện phương pháp này.

Dựa trên các lý thuyết nêu trên, người học có thể ứng dụng lập bản đồ tư duy trong IELTS Reading theo các bước sau:

Hướng dẫn lập bản đồ tư duy trong IELTS Reading dành cho người có tư duy phân tích

Bước 1: Đọc hiểu bài đọc và xác định ý chính cùng các ý phụ

Để thực hiện bước này, người học có thể luyện tập làm các phần câu hỏi có liên quan đến bài đọc trước, hoặc đọc lướt nhanh qua phần tiêu đề và nội dung của các đoạn trong bài đọc để nắm được nội dung chính của bài. Sau khi đã có được cái nhìn tổng quan về bài đọc, người học sẽ xác định ý chính và các ý phụ có trong bài, trong đó:

  • Ý chính sẽ nằm ở tiêu đề bài đọc, cho biết nội dung chung của cả bài;
  • Ý phụ là các nội dung nhỏ có trong bài đọc, có thể bao gồm nội dung của một hoặc nhiều đoạn đọc của bài, trong đó mỗi đoạn lại là một nhánh nhỏ trong ý phụ. Để xác định được ý phụ, người học cần nhận diện mối liên kết giữa thông tin chính của các đoạn trong bài đọc;
  • Ngoài ra, trong mỗi đoạn đọc sẽ có các chi tiết lập luận bổ trợ cho nội dung chính của đoạn (chẳng hạn như các nội dung về lý do, kết quả, ví dụ minh họa,…), người học nên phân tích các chi tiết này để tạo thành mạch liên kết hoàn chỉnh của đoạn.

Song song với đó, người học nên kết hợp ghi chú thêm các thông tin quan trọng trong bài, đồng thời đánh dấu các từ vựng đáng lưu ý để khai thác tối đa nội dung đã đọc hiểu.

Bước 2: Tạo phần trung tâm bản đồ tư duy và thêm các nhánh chính.

Trong bước này, người học sẽ viết phần ý chính của bài đọc ở trung tâm trang giấy và có thể sử dụng thêm hình ảnh biểu thị ý chính này. Sau đó, từ phần trung tâm, người học vẽ các nhánh lớn tượng trưng cho các ý chính được xác định trong bài đọc qua Bước 1. Trên mỗi nhánh chính, người học ghi lại từ khóa hoặc một câu ngắn gọn thể hiện ý chính nêu trên.

Bước 3: Thêm các nhánh phụ

Từ các nhánh chính, người học vẽ thêm các nhánh nhỏ hơn để ghi lại ý phụ đã xác định trong Bước 1, đồng thời vẽ thêm các nhánh nhỏ hơn để ghi lại các chi tiết có trong nhánh phụ. Tương tự với Bước 2, người học sẽ ghi chú các từ khóa hoặc câu ngắn gọn mô tả cho các nhánh phụ này.

Bước 4: Sử dụng màu sắc và hình ảnh

Các yếu tố về mặt thị giác đóng vai trò quan trọng trong phương pháp sử dụng bản đồ tư duy nhằm giúp người học ghi nhớ kiến thức tốt hơn dưới dạng hình ảnh, vì vậy người học có thể sử dụng khả năng sáng tạo của bản thân qua việc dùng màu sắc và hình ảnh trên bản đồ của mình. Đối với màu sắc, người học nên dùng các màu khác nhau cho mỗi nhánh chính và tương ứng là các nhánh phụ đi kèm để phân biệt rõ giữa các ý chính trong bài đọc. Đối với hình ảnh, người học nên bổ sung một số hình vẽ, hình biểu tượng để minh họa cho các ý đã được ghi chú trong bản đồ để tăng khả năng ghi nhớ.

Ví dụ minh họa

Dưới đây là một bài viết trên trang tin CNN:

What is fast fashion, and why is it so controversial?

  1. To keep up with the ever-changing trends propagated by runway shows, influencers and frenetic social media fads, fashion connoisseurs and avid clothing shoppers can be quick to turn to the most convenient — and budget-conscious — options out there.
  2. Often, that’s “fast fashion” offerings, from e-tailers with their endless feeds of wallet-friendly and of-the-moment garments or big box stores offering that knee-length trench coat or oversized flannel at sale prices.
  3. But while cheap chic may seem like the way to go, the fast fashion industry sees clothing pushed out on a scale that is even too large for most consumers to keep up with. Plus, the materials used can last for as few as just seven to 10 years, according to the non-profit environmental data platform Earth.org.

Why is fast fashion so popular?

  1. Fast fashion is a business model that focuses on the production of garments in bulk, and as quickly as possible, in response to current trends, according to Dr. Preeti Arya, an assistant professor of textile development and marketing at the Fashion Institute of Technology in New York. The term was first popularized in a New York Times article in 1989 to describe retail store Zara’s first opening in the United States — the retail brand’s goal, the Times said, was to have a design developed from concept to consumer in only 15 days.
  2. Generally, fast fashion designs are “dupes”— a popular term on social media used for garments inspired by (and in some cases, outright copied from) luxurious looks work by celebrities and trendsetters, or showcased on designer runways from New York to Paris. The goal of brands and manufacturers is to get these designs in the hands of consumers while the clothes are still at the height of their popularity, and at all-too affordable prices.
  3. While the biggest brands today include large-scale brick-and-mortar retailers with an online presence, like Zara and H&M, fast fashion has increasingly allowed for e-tail only brands and sellers to take charge — like Shein, an online retailer from Singapore, as well as Temu from China, Boohoo, ASOS and PrettyLittleThing from the UK and Fashion Nova from the US, among others.
  4. Because of their extremely quick production schedules — as little as three days from design to ready-to-buy for Shein, Vox has reported — online retailers can push out hundreds (if not thousands) of designs in small batches, and adjust the production rates according to consumer response, which Shein has argued enables it to reduce waste and overproduction.

What is fast fashion’s impact on the world?

  1. The fashion industry accounts for 10% of annual global carbon emissions, according to statistics from a March 2023 report by the United Nations Environment Programme (UNEP). The report also found that the amount of garments produced today has doubled since 2000 — with consumers buying an estimated 60% more clothes today, but only wearing them for half as long.
  2. To keep the price of production down, fast fashion pieces are often made with materials like polyester — a synthetic and cheap fiber made from petroleum, a nonrenewable fossil fuel — according to a report from the Changing Markets Foundation. Polyester can take approximately 200 years to decompose, according to a 2016 report by Greenpeace.
  3. And not only does the fast fashion industry rely on cheap materials, it heavily relies on cheap labor, with approximately 75 million factory employees around the world, and only 2% of those making a living wage, according to George Washington University.
  4. Apparel companies tend to turn to countries such as India, Bangladesh and Pakistan for the manufacturing of their products. The garment manufacturing industries in these countries see workers paid lower wages, sometimes in dangerous conditions and, occasionally, allows for the exploitation of children, according to Humanium, an international organization dedicated to supporting children’s rights.
  5. In other words, while the end products may be cheap to consumers, both the environment and the workers that make them are paying a high cost, said Beth Osnes, a University of Colorado professor of environmental studies and an expert on fast fashion’s role in the changing climate.
  6. Fast fashion accounts for “quick designs, quick manufacturing, quick marketing, quick retailing — it doesn’t leave the time to consider these bigger needs, like ethical considerations or rights of workers,” Osnes said. “Fossil fuel is not only driving the machinery that’s creating these garments, but it literally is the material from which these fashion items are being created.”
  7. “It’s turned out at such a speed that there’s no care for the person who made it or the environment,” said Aja Barber, a writer and stylist whose work deals with sustainability and ethics within the fashion industry. “The planet is on fire, and the truth is the fashion industry aids in a percentage of that.”

Is ‘sustainable fashion,’ a viable alternative?

  1. Sustainable fashion is a term used to reference clothes that are designed and produced to be more environmentally friendly, according to Good on You, a leading source for fashion brand sustainability rankings. This includes clothes that use natural fibers, such as cotton, hemp, linen, wool and silk, which are more durable and last longer, the Fashion Institute of Technology’s Preeti Arya explained.
  2. In the UNEP’s 2023 report, the organization lists shifting consumption patterns, investments in shared infrastructure and improvements in environmental and social practices as priorities the fashion industry can make to make their business models more sustainable — informing consumers of their environmental impact, for example, and prioritizing recyclability and locally-sourced materials within designs.
  3. While these changes may take time to become standard practice, there are steps consumers can take to reduce their own carbon footprint and make active decisions to buy less fast fashion.
  4. By choosing garments that use less than 20% of polyester, consumers can be more environmentally conscious with their shopping habits; items made from natural fibers can last for up to three generations, Arya said. (Thrift store shopping is often another good way to find natural fiber clothing, she added.)
  5. “No one is asking you not to shop. But shop responsibly… try to use your budget to buy one good quality item,” Arya said, instead of a glut of fast fashion basics.

Để ứng dụng phương pháp lập bản đồ tư duy đối với bài đọc này, người học lần lượt thực hiện những bước sau:

Bước 1: Đọc hiểu bài đọc và xác định ý chính cùng các ý phụ

Bài đọc có tiêu đề “What is fast fashion, and why is it so controversial?”, vì vậy “Fast fashion” (thời trang nhanh) sẽ là ý chính trong bản đồ tư duy. Ngoài ra, dựa trên tiêu đề, có thể thấy nội dung chính mà bài đọc nhắm tới liên quan đến thời trang nhanh là định nghĩa (definition) và những tranh cãi xoay quanh vấn đề này (controversy). Người học có thể ghi thêm thông tin chú thích này bên cạnh ý chính nêu trên.

Tiếp đó, người học xác định các ý phụ cho bài đọc. Để làm được bước này, người học cần sử dụng kỹ năng skimming nhằm đọc lướt và nắm nội dung chính của các đoạn trong bài đọc trên:

  • Đoạn 1: Fast fashion is popular because it allows people to keep up with the latest trends quickly and affordably. (Nhiều người ưa chuộng thời trang nhanh vì nó giúp họ dễ dàng cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất một cách nhanh chóng và tiết kiệm.)
  • Đoạn 2: Fast fashion brands offer trendy clothes at low prices, making them attractive to consumers looking for style on a budget. (Các thương hiệu thời trang nhanh cung cấp quần áo theo xu hướng với giá rẻ, thu hút những người tiêu dùng muốn mua sắm hợp túi tiền.)
  • Đoạn 3: Although fast fashion seems appealing, the industry produces clothes on a massive scale, often using low-quality materials that don’t last long. (Mặc dù thời trang nhanh có vẻ hấp dẫn, nhưng ngành công nghiệp này sản xuất quần áo trên quy mô lớn, thường sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp không bền.)
  • Đoạn 4: Fast fashion focuses on producing large quantities of clothing quickly to respond to current trends. The term originated from a New York Times article in 1989 about Zara. (Thời trang nhanh tập trung vào việc sản xuất lượng lớn quần áo một cách nhanh chóng để đáp ứng các xu hướng hiện tại. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một bài viết của New York Times năm 1989 về Zara.)
  • Đoạn 5: Fast fashion designs are often copies or imitations of luxury looks, produced quickly to capitalize on their popularity. (Các thiết kế thời trang nhanh thường là bản sao hoặc mô phỏng lại các trang phục xa xỉ, được sản xuất nhanh chóng để tận dụng sự phổ biến của chúng.)
  • Đoạn 6: Major fast fashion brands include Zara, H&M, and many online-only retailers like Shein and Temu, which dominate the market due to their rapid production cycles. (Các thương hiệu thời trang nhanh lớn như Zara, H&M, và nhiều nhà bán lẻ trực tuyến như Shein và Temu đang thống trị thị trường nhờ vào chu kỳ sản xuất nhanh chóng của họ.)
  • Đoạn 7: Fast fashion brands, like Shein, can produce new designs in as little as three days, allowing them to quickly respond to consumer demand while reducing waste. (Các thương hiệu thời trang nhanh như Shein có thể sản xuất các thiết kế mới chỉ trong ba ngày, cho phép họ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giảm thiểu lãng phí.)
  • Đoạn 8: The fashion industry contributes significantly to global carbon emissions, with fast fashion increasing clothing production and reducing the lifespan of garments. (Ngành công nghiệp thời trang góp phần đáng kể vào lượng phát thải carbon toàn cầu, với thời trang nhanh làm tăng sản lượng quần áo và giảm tuổi thọ của chúng.)
  • Đoạn 9: Fast fashion often uses cheap materials like polyester, which takes hundreds of years to decompose, causing significant environmental harm. (Thời trang nhanh thường sử dụng các nguyên liệu rẻ như polyester, mất hàng trăm năm để phân hủy, gây hại nghiêm trọng cho môi trường.)
  • Đoạn 10: The fast fashion industry relies on cheap labor, with workers often underpaid and working in poor conditions. (Ngành công nghiệp thời trang nhanh dựa vào lao động giá rẻ, với các công nhân thường bị trả lương thấp và làm việc trong điều kiện kém.)
  • Đoạn 11: Many fast fashion brands outsource production to countries with low wages, where workers may face dangerous conditions and exploitation. (Nhiều thương hiệu thời trang nhanh thuê gia công ở các quốc gia có mức lương thấp, nơi công nhân có thể đối mặt với điều kiện nguy hiểm và sự bóc lột.)
  • Đoạn 12: Fast fashion may be cheap for consumers, but it has a high cost for both the environment and the workers who produce the clothes. (Thời trang nhanh có thể rẻ đối với người tiêu dùng, nhưng nó có chi phí cao đối với môi trường và công nhân sản xuất quần áo.)
  • Đoạn 13: The fast fashion industry’s rapid production doesn’t allow time for ethical considerations or worker rights, contributing to environmental damage. (Sự sản xuất nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang nhanh không cho phép thời gian để xem xét các yếu tố đạo đức hoặc quyền lợi của người lao động, góp phần gây hại cho môi trường.)
  • Đoạn 14: The fast fashion industry’s speed and disregard for environmental and ethical concerns are contributing to global environmental crises. (Tốc độ sản xuất và sự thiếu quan tâm đến các vấn đề môi trường và đạo đức của ngành công nghiệp thời trang nhanh đang góp phần vào các cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu.)
  • Đoạn 15: Sustainable fashion refers to clothing made in a way that is environmentally friendly, using natural fibers that are more durable. (Thời trang bền vững đề cập đến quần áo được sản xuất theo cách thân thiện với môi trường, sử dụng các loại sợi tự nhiên bền hơn.)
  • Đoạn 16: The UNEP report suggests that the fashion industry should focus on sustainable practices, such as informing consumers about environmental impacts and using recyclable materials. (Báo cáo của UNEP đề xuất ngành công nghiệp thời trang nên tập trung vào các thực hành bền vững, chẳng hạn như thông báo cho người tiêu dùng về tác động môi trường và sử dụng nguyên liệu tái chế.)
  • Đoạn 17: Consumers can help reduce their carbon footprint by choosing to buy less fast fashion and opting for higher-quality, longer-lasting garments. (Người tiêu dùng có thể giúp giảm dấu chân carbon của mình bằng cách mua ít thời trang nhanh hơn và chọn các loại quần áo chất lượng cao, bền hơn.)
  • Đoạn 18: By choosing clothes with less polyester and more natural fibers, consumers can make more environmentally conscious decisions. (Bằng cách chọn quần áo ít polyester và nhiều sợi tự nhiên hơn, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định thân thiện hơn với môi trường.)
  • Đoạn 19: Shopping responsibly means buying higher-quality items rather than many cheap fast fashion pieces, which can help reduce environmental impact. (Mua sắm có trách nhiệm có nghĩa là mua các món đồ chất lượng cao thay vì nhiều món đồ thời trang nhanh rẻ tiền, điều này có thể giúp giảm tác động môi trường.)

Sau khi có được nội dung chính rút ra từ từng đoạn văn trong bài đọc, có thể nhận thấy sự liên kết về thông tin giữa các đoạn như sau:

  • Đoạn 1 – đoạn 3: What is fast fashion? – Định nghĩa thời trang nhanh;
  • Đoạn 4 – đoạn 7: Why is fast fashion so popular? – Lý giải nguyên nhân về độ phổ biến của thời trang nhanh;
  • Đoạn 8 – đoạn 14: What is fast fashion’s impact on the world? – Những tác động của thời trang nhanh đến thế giới;
  • Đoạn 15 – đoạn 19: Is ‘sustainable fashion,’ a viable alternative? – Giải pháp thay thế thời trang nhanh – thời trang bền vững.

Như vậy, người học đã có được nội dung cho các nhánh chính và nhánh phụ quan trọng của bài đọc. Ở phần còn lại, người học có thể xác định thêm các nội dung lập luận chi tiết trong từng đoạn văn, đồng thời ghi chú thêm các từ vựng mà bản thân đánh giá là quan trọng trong mỗi ý đã ghi chú được.

Bước 2: Tạo phần trung tâm bản đồ tư duy và thêm các nhánh chính

Ở bước tiếp theo, người học bắt tay vào việc xây dựng bản đồ tư duy với các nhánh quan trọng ở phần trung tâm của bản đồ với nội dung như đã xác định trong bước 1.

Bước 3: Thêm các nhánh phụ

Sau khi đã có các nhánh chính ở phần trung tâm, người học tiếp tục vẽ thêm các nhánh phụ là các nội dung cụ thể trong từng đoạn văn của bài đọc.

Bước 4: Sử dụng màu sắc và hình ảnh

Ở bước cuối cùng, để giúp bản đồ tư duy được có thêm các yếu tố thị giác giúp kích thích khả năng ghi nhớ qua hình ảnh, người học sử dụng thêm màu sắc để phân biệt giữa các nhánh nội dung chính trên bản đồ, đồng thời bổ sung thêm hình ảnh minh họa nếu có cho các phần thông tin chi tiết trên bản đồ. Người học tham khảo bản đồ tư duy đã hoàn thiện trong hình dưới đây:

Bước 4: Sử dụng màu sắc và hình ảnh

Tổng kết

Xây dựng bản đồ tư duy là một phương pháp đặc biệt hữu hiệu với nhóm người học có tư duy phân tích bởi khả năng hệ thống hóa kiến thức và tạo mối liên kết cho từng phần kiến thức của phương pháp này. Bài viết trên đây đã cung cấp cho người học cách ứng dụng phương pháp xây dựng bản đồ tư duy để trong IELTS Reading, đặc biệt đối với các dạng bài yêu cầu mức độ hiểu thông tin mang tính khái quát cao. Envis chúc bạn thi tốt và đạt được band điểm mơ ước !

Bài cùng danh mục

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hotline: 0972.952.083

(Bấm chọn cơ sở phù hợp)


    Về chúng tôi

    ANH NGỮ ENVIS SCHOOL

     CS1: Tầng 5 toà nhà Vân Nam số 26 đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

     CS2: Số 212 Khu Phố, Thị trấn Liên Quan, Thạch Thất, Hà Nội

    0972.952.083

    hello@envis.edu.vn

    Chính sách chung

    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách riêng tư
    • Điều khoản sử dụng