“Chiến thuật” làm bài dạng Matching Information trong IELTS Listening

Tuy nhiên, đây cũng không phải dạng bài “dễ nhằn” bởi lượng thông tin gây nhiễu cao và dễ làm người nghe mất dấu audio. Vậy, chúng ta cần xử lý dạng bài này như thế nào?

Giới thiệu dạng bài Matching Information trong IELTS Listening

Giới thiệu dạng bài Matching Information trong IELTS Listening

Như đã nói ở trên, dạng bài này chủ yếu xuất hiện trong IELTS Listening Part 2 (đoạn độc thoại của một cá nhân về một khu vực hay đối tượng nào đó) và IELTS Listening Part 3 (đoạn hội thoại giữa 2-3 người trong bối cảnh học thuật). Đề bài sẽ đưa ra 2 nhóm thông tin:

  • Các câu hỏi (được đánh theo số thứ tự)
  • Các phương án trả lời (được đánh theo chữ cái A, B, C,…)

Thí sinh cần dựa vào phần nghe audio để ghép các thông tin với nhau sao cho phù hợp. Có thể chia Matching Information thành 2 dạng nhỏ với cách làm tương tự nhau như sau:

  • Dạng 1: Các câu hỏi sẽ nằm dưới 1 tiêu đề như Topics/Locations/… , sẽ có ít đáp án (A, B, C, … ) hơn so với số câu hỏi (21, 22, 23, … ). Các bạn có thể sử dụng một đáp án nhiều hơn một lần cho các câu hỏi khác nhau.

  • Dạng 2: Số lượng câu hỏi ít hơn số lượng đáp án. Các bạn sẽ chỉ được sử dụng đáp án một lần duy nhất cho một câu hỏi tương ứng.

Các bước chinh phục dạng bài Multiple Choice IELTS Listening

Trước khi nghe audio

Thí sinh cần tranh thủ khoảng thời gian khi đoạn audio chưa bắt đầu để đọc kỹ yêu cầu đề bài, các nhóm thông tin được đưa ra và gạch chân các từ khóa quan trọng. Từ đó, dự đoán bối cảnh của bài nghe, và xác định những nội dung cần tập trung lắng nghe để chọn được các đáp án chính xác.

Một số lưu ý quan trọng trong bước này đó là:

  • Thứ tự đề cập các câu hỏi

Trong dạng bài Matching Information, các câu hỏi sẽ được đề cập lần lượt theo thứ tự trong đoạn ghi âm nhưng các tùy chọn trả lời sẽ xuất hiện ngẫu nhiên.

  • Xác định dạng bài dựa theo số lượng các câu hỏi và số lượng các phương án

Nếu số lượng phương án nhiều hơn số lượng câu hỏi: mỗi đáp án chỉ xuất hiện một lần; ví dụ: khi đã chọn đáp án B cho câu hỏi số 16 thì không thể chọn đáp án B cho các câu hỏi tiếp theo.

Nếu số lượng phương án ít hơn số lượng câu hỏi: mỗi đáp án được xuất hiện nhiều lần và sẽ có xuất hiện hướng dẫn: “NB: You may choose any letters more than once” (NB: Thí sinh có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào nhiều hơn một lần).

  • Cách đề bài paraphrase các keywords

Thông thường, các từ trong các câu hỏi sẽ không được paraphrase mà người nói sẽ dùng chính xác các từ đó trong đoạn ghi âm. Tuy nhiên, các từ trong các phương án sẽ được paraphrase hoặc dùng các cách diễn đạt đồng nghĩa khác đòi hỏi thí sinh phải nghe hiểu để chọn được đáp án chính xác.

Trong khi nghe audio

Lúc này, sau khi các bạn đã dự đoán phần nào được bối cảnh, nội dung nghe của audio cũng như các thông tin cần chú ý khi nghe, điều bạn cần làm đó là giữ bình tĩnh và tập trung nghe kỹ đoạn ghi âm để tìm đáp án chính xác cũng như loại bỏ các thông tin gây nhiễu.

  • Các đáp án gây nhiễu phổ biến ở IELTS Listening Part 2

Phương án/kế hoạch được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại;

Phương án/kế hoạch được đưa ra nhưng sau đó bị bác bỏ;

Phương án/kế hoạch được đưa ra nhưng chưa được quyết định chắc chắn;

  • Các đáp án gây nhiễu phổ biến ở IELTS Listening Part 3

Phương án/kế hoạch được đưa ra nhưng sau bị thay đổi;

Phương án/kế hoạch được đưa ra chỉ được 1 người đồng ý và người còn lại phản đối, hoặc hoàn toàn bị phản đối;

Phương án/kế hoạch được đưa ra xuất hiện trong quá khứ hoặc tương lai, không phải dự định trong hiện tại;

Một khi đã xác định đó là đáp án gây nhiễu, bạn cần loại bỏ ngay lập tức để chú ý đến các đáp án còn lại và tiếp tục nghe để chọn phương án đúng nhất.

Một số lưu ý cho bước này đó là:

  • Luôn giữ bình tĩnh trong quá trình nghe, kể cả khi bị lỡ mất thông tin hay mất dấu đoạn audio vì các từ trong câu hỏi thường sẽ được nhắc chính xác trong bài nghe, bạn có thể dựa theo đó để bắt lại nhịp độ nghe. Ngoài ra, nếu nghe rõ các câu kế tiếp, vẫn có thể nắm bắt đủ thông tin để thực hiện loại suy và chọn đáp án đúng cho câu hỏi mà mình bị bỏ lỡ.
  • Có thể sử dụng kỹ thuật take notes, ghi chú các thông tin nghe được ngay bên cạnh đáp án để xác định thông tin chính xác hơn cũng như phục vụ cho bước lựa chọn đáp án cuối cùng.

Sau khi nghe audio

Khi đã hoàn thành lựa chọn các đáp án, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình và điền vào Answer Sheet nhé. Luôn nhớ rằng:

  • Nếu số lượng phương án (A, B, C, … ) nhiều hơn số lượng câu hỏi, kiểm tra xem có đáp án nào được chọn 2 lần không.
  • Nếu số lượng phương án ít hơn số lượng câu hỏi, kiểm tra tất cả các phương án đều đã xuất hiện ít nhất một lần.
  • Ngoài ra, nếu còn phân vân câu hỏi nào, hãy dựa vào những take notes trước đó của mình và phương pháp loại suy để chọn đáp án phù hợp. Đừng để trống câu trả lời nhé!

Ví dụ thực hành dạng bài Matching Information

Ví dụ thực hành dạng bài Matching Information

Lời kết

Vậy là trên đây ENVIS đã chia sẻ cho bạn cách làm dạng bài Matching Information trong IELTS Listening. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ nắm vững được cách làm dạng bài này và đạt được điểm tối đa khi gặp chúng trong phần thi IELTS Listening. Nếu có thêm thắc mắc, đừng ngại ngần liên hệ cho chúng mình để được tư vấn thêm!

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hotline: 0972.952.083


    Về chúng tôi

    ANH NGỮ ENVIS SCHOOL

     CS1: Tầng 5 toà nhà Vân Nam số 26 đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

     CS2: Tầng 3, số 41-42 chợ Săn, Thị trấn Liên Quan, Thạch Thất, Hà Nội

    0972952083

    [email protected]

    Chính sách chung

    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách riêng tư
    • Điều khoản sử dụng