Xử lý nhanh gọn dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading

Matching Sentence Endings là một dạng bài không quá thường xuyên xuất hiện trong đề thi IELTS Reading. Tuy nhiên, các thí sinh cũng cần lưu ý và luyện tập chiến thuật làm bài để không bỡ ngỡ và đánh mất điểm cho dạng bài này

Giới thiệu về dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading

Giới thiệu về dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading

Dạng bài Matching Ending yêu cầu thí sinh chọn kết nối 2 câu văn chưa hoàn chỉnh với nhau. Đề bài sẽ đưa ra các list câu chưa hoàn chỉnh (no endings) và list khác là những câu “endings”. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào nội dung của bài để nói các từ hai bên list với nhau thành câu hoàn chỉnh.

Các bước chinh phục dạng bài Matching Sentence Endings IELTS Reading

B1: Đọc kỹ đề bài và  gạch chân những từ khóa

Ở bước đầu tiên này, các thí sinh cần đọc kỹ danh sách các câu đang cần matching endings (hay những câu đang thiếu endings) nhằm tìm các thông tin quan trọng thông qua các từ khóa. Nếu có thể, hãy nghĩ đến những từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác của các keywords này.

Lưu ý rằng, ở bước này, bạn chưa cần chú ý đến danh sách các Endings

B2: Tìm kiếm, xác định vị trí các từ khóa và các thông tin liên quan trong bài đọc

Một lần nữa, kỹ thuật Skimming và Scanning có thể được áp dụng trong bài thi IELTS Reading. Các bạn cần đọc lướt toàn bộ bài đọc để tìm kiếm các từ khóa hoặc thông tin liên quan đến phần câu đang thiếu endings mà đề bài cho

Như các bạn đã biết, thông thường các keywords thường được paraphrase để gây khó thí sinh. Tuy nhiên, các bạn nên giữ bình tĩnh để xác định được vị trí thông tin cần tìm, các bạn có thể dựa vào các từ khóa khó thay đổi (unchanged keywords) để có thể định vị thông tin nhanh chóng hơn.

B3: So sánh thông tin tìm được trong bài đọc với endings và nối các câu với nhau

Bây giờ, việc bạn cần làm là so sánh thông tin mà mình tìm được trong bài đọc với các endings trong danh sách đề bài đã cho. Kiểm tra kỹ xem endings phù hợp có đúng ngữ pháp không và điền vào phiếu trả lời của bạn. Sau đó, gạch ngang qua endings trong danh sách để tránh nhầm lẫn khi làm các câu còn lại. Nếu còn phân vân thì bạn hãy loại trừ để có được đáp án phù hợp nhất.

B4: Kiểm tra và rà soát tất cả các đáp án

LƯU Ý KHI LÀM DẠNG BÀI MATCHING SENTENCE ENDINGS

  1. Các lỗi sai thường gặp
  • Không đọc bài đọc mà chỉ dựa vào ngữ pháp và nghĩa để nối phần đầu câu với các endings.
  • Chỉ đi tìm các keywords mà quên mất rằng các từ khóa này có thể đã được paraphrase trong bài đọc.
  • Tìm được thông tin và từ khóa, nhưng lại không đọc hiểu ngữ cảnh và nghĩa của câu gây ra lựa chọn sai endings.
  1. Các mẹo nhỏ làm bài
  • Các câu trả lời luôn được sắp xếp theo trật tự của đoạn văn
  • Đọc đề và danh sách các câu chưa hoàn thành (matching sentence) thay vì tập trung ngay vào cả đoạn văn và các endings ngay ở bước đầu tiên.
  • Tìm kiếm những từ đồng nghĩa và các cách diễn đạt lại từ đề bài thay vì chỉ tìm chính xác keywords.
  • Những câu hỏi đầu tiên thường là những câu khó nhất, hãy phân bổ thời gian làm bài một cách chính xác.
  • Nếu vế đầu và vế sau không có sự đồng nhất về ngữ pháp thì khả cao đây là câu trả lời sai.

Thực hành

/Cambridge IELTS 13 Reading Test 04/

SAVING THE SOIL

More than a third of the Earth’s top layer is at risk. Is there hope for our planet’s most precious resour

A

More than a third of the world’s soil is endangered, according to a recent UN report. If we don’t slow the decline, all farmable soil could be gone in 60 years. Since soil grows 95% of our food, and sustains human life in other more surprising ways, that is a huge problem.

B

Peter Groffman, from the Cary Institute of Ecosystem Studies in New York, points out that soil scientists have been warning about the degradation of the world’s soil for decades. At the same time, our understanding of its importance to humans has grown. A single gram of healthy soil might contain 100 million bacteria, as well as other microorganisms such as viruses and fungi, living amid decomposing plants and various mineral

That means soils do not just grow our food, but are the source of nearly all our existing antibiotics, and could be our best hope in the fight against antibiotic-resistant bacteria. Soil is also an ally against climate change: as microorganisms within soil digest dead animals and plants, they lock in their carbon content, holding three times the amount of carbon as does the entire atmosphere. Soils also store water, preventing flood damage: in the UK, damage to buildings, roads and bridges from floods caused by soil degradation costs £233 million every year.

C

If the soil loses its ability to perform these functions, the human race could be in big trouble. The danger is not that the soil will disappear completely, but that the microorganisms that give it its special properties will be lost. And once this has happened, it may take the soil thousands of years to recover.

Agriculture is by far the biggest problem. In the wild, when plants grow they remove nutrients from the soil, but then when the plants die and decay these nutrients are returned directly to the soil. Humans tend not to return unused parts of harvested crops directly to the soil to enrich it, meaning that the soil gradually becomes less fertile. In the past we developed strategies to get around the problem, such as regularly varying the types of crops grown, or leaving fields uncultivated for a season.

D

But these practices became inconvenient as populations grew and agriculture had to be run on more commercial lines. A solution came in the early 20th century with the Haber-Bosch process for manufacturing ammonium nitrate. Farmers have been putting this synthetic fertiliser on their fields ever since.

But over the past few decades, it has become clear this wasn’t such a bright idea. Chemical fertilisers can release polluting nitrous oxide into the atmosphere and excess is often washed away with the rain, releasing nitrogen into rivers. More recently, we have found that indiscriminate use of fertilisers hurts the soil itself, turning it acidic and salty, and degrading the soil they are supposed to nourish.

E

One of the people looking for a solution to his problem is Pius Floris, who started out running a tree-care business in the Netherlands, and now advises some of the world’s top soil scientists. He came to realise that the best way to ensure his trees flourished was to take care of the soil, and has developed a cocktail of beneficial bacteria, fungi and humus* to do this. Researchers at the University of Valladolid in Spain recently used this cocktail on soils destroyed by years of fertiliser overuse. When they applied Floris’s mix to the desert-like test plots, a good crop of plants emerged that were not just healthy at the surface, but had roots strong enough to pierce dirt as hard as rock. The few plants that grew in the control plots, fed with traditional fertilisers, were small and weak

F

However, measures like this are not enough to solve the global soil degradation problem. To assess our options on a global scale we first need an accurate picture of what types of soil are out there, and the problems they face. That’s not easy. For one thing, there is no agreed international system for classifying soil. In an attempt to unify the different approaches, the UN has created the Global Soil Map project. Researchers from nine countries are working together to create a map linked to a database that can be fed measurements from field surveys, drone surveys, satellite imagery, lad analyses and so on to provide real-time data on the state of the soil. Within the next four years, they aim to have mapped soils worldwide to a depth of 100 metres, with the results freely accessible to all.

G

But this is only a first step. We need ways of presenting the problem that bring it home to governments and the wider public, says Pamela Chasek at the International Institute for Sustainable Development, in Winnipeg, Canada. ‘Most scientists don’t speak language that policy-makers can understand, and vice versa.’ Chasek and her colleagues have proposed a goal of ‘zero net land degradation’. Like the idea of carbon neutrality, it is an easily understood target that can help shape expectations and encourage action.

For soils on the brink, that may be too late. Several researchers are agitating for the immediate creation of protected zones for endangered soils. One difficulty here is defining what these areas should conserve: areas where the greatest soil diversity is present? Or areas of unspoilt soils that could act as a future benchmark of quality?

Whatever we do, if we want our soils to survive, we need to take action now.

Questions 18-21

Complete each sentence with the correct ending, A-F, below.

Write the correct letter, A-F, in boxes 18-21 on your answer sheet.

18   Nutrients contained in the unused parts of harvested crops

19   Synthetic fertilisers produced with Haber-Bosch process

20   Addition of a mixture developed by Pius Floris to the soil

21   The idea of zero net soil degradation

A   may improve the number and quality of plants growing there.

B   may contain data from up to nine countries.

C   may not be put back into the soil.

D   may help governments to be more aware of soil-related issues.

E   may cause damage to different aspects of the environment.

F   may be better for use at a global level.

18   Nutrients contained in the unused parts of harvested crops

→ Key words: nutrients, unused, harvested crops

Paragraph C:

“…when the plants die and decay these nutrients are returned directly to the soil. Humans tend not to return unused parts of harvested crops directly to the soil to enrich it, meaning that the soil gradually becomes less fertile”.

→ ĐÁP ÁN: C. may not be put back into the soil.

19   Synthetic fertilisers produced with Haber-Bosch process

→ Key words: synthetic fertilisers, Haber-Bosch

Paragraph D:

“A solution came in the early 20th century with the Haber-Bosch process for manufacturing ammonium nitrate. Farmers have been putting this synthetic fertiliser on their fields ever since.”

Tiếp tục đọc, ta thấy:

“Chemical fertilisers can release polluting nitrous oxide into the atmosphere and excess is often washed away with rain, releasing nitrogen into rivers. More recently, we have found that indiscriminate use of fertilisers hurts the soil itself, turning it acidic and salty…”

→ các tác hại đến môi trường của chemical fetilisers hay chính là Synthetic fetilisers

 

→ ĐÁP ÁN: E. may cause damage to different aspects of the environment.

 

20   Addition of a mixture developed by Pius Floris to the soil

→ Key words: addition, mixture, Pius Floris

Paragraph E:

… Pius Floris… He “…developed a cocktail of beneficial bacteria, fungi and humus”…

Researchers then “…used this cocktail on soils destroyed by years of fertiliser overuse. When they applied Floris’s mix to the desert-like plots, a good crop of plants emerged that were not just healthy at the surface, but had roots strong enough to pierce dirt as hard as rock. The few plants that grew in the control plots, fed with traditional fertilisers, were small and weak”.

→ ĐÁP ÁN: A. may improve the number and quality of plants growing there.

21   The idea of zero net soil degradation

→ Key words: idea, zero, degradation

Paragraph G:

“We need ways of presenting the problem that bring it home to governments and the wider public’, says Pamela Chasek at the International Institute for Sustainable Development, in Winnipeg, Canada”…. Chasek and her colleagues have proposed a goal of ‘zero net land degradation’. Like the idea of carbon neutrality, it is an easily understood target that can help shape expectations and encourage action.

→ ĐÁP ÁN: D. may help governments to be more aware of soil-related issues.

Lời kết

Như vậy, ENVIS đã giúp các bạn hiểu hơn về cách xử lý khi gặp dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading cũng như thực hành dạng bài này. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo chiến thuật làm các dạng bài IELTS khác trên websites của ENVIS. Chúc các bạn học tập tốt!

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hotline: 0972.952.083


    Về chúng tôi

    ANH NGỮ ENVIS SCHOOL

     CS1: Tầng 5 toà nhà Vân Nam số 26 đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

     CS2: Tầng 3, số 41-42 chợ Săn, Thị trấn Liên Quan, Thạch Thất, Hà Nội

    0972952083

    [email protected]

    Chính sách chung

    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách riêng tư
    • Điều khoản sử dụng